“Tranh gỗ vinh quy bái tổ khổ lớn” là một phong tục tập quán của người Việt Nam thời xưa. Theo tục lệ thì “Vinh quy bái tổ” thường dành cho những người đỗ đạt cao trong các kỳ thi của triều đình. “Tranh gỗ vinh quy bái tổ khổ lớn” chính là để thể hiện lòng biết ơn sâu sắc tới công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy. Và nơi mình được sinh ra. Đây được xem là hành động thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” và hiếu thảo của ông cha ta.
Từ xưa việc học hành luôn được chú trọng bởi mục đích của nó là để thăng quan tiến chức. Đem đến sự đổi thay và vẻ vang cho cả dòng tộc. Khi mùa thi cử đến thì việc học luôn được đặt lên hàng đầu. Hơn thế nữa, xã hội chúng ta từ xưa đã gắn liền với nông nghiệp. Bắt đầu từ đây văn hoá xóm làng cũng được xuất hiện. Mối quan hệ giữa người với người được xem là gần gũi. Vì vậy mỗi khi con cái học hành đỗ đạt trở về sẽ là niềm vui. Niềm vinh dự khôn xiết của đấng sinh thành. Khiến họ nở mày nở mặt với mọi người trong làng.